Tan băng trong các mối quan hệ Chiến_tranh_Lạnh_(1985-1991)

Căng thẳng Đông-Tây giảm đi sau khi Mikhail Gorbachev lên nắm quyền lãnh đạo ở Liên xô. Sau những cái chết nối nhau của các vị lãnh đạo tầng lớp già của Liên xô từ năm 1982, Bộ chính trị bầu Gorbachev làm Tổng bí thư Đảng tháng 3 năm 1985, đánh dấu sự nổi lên của một tầng lớp lãnh đạo mới. Dưới thời Gorbachev, các nhà kỹ trị khá trẻ và có khuynh hướng cải cách, bắt đầu sự nghiệp từ thời "phi Stalin hoá" của nhà cải cách Nikita Khrushchev, nhanh chóng củng cố quyền lực, tạo một thời cơ mới cho việc tự do hoá chính trị và kinh tế, và tạo động lực cho việc tạo dựng các quan hệ nồng ấm hơn cùng quan hệ thương mại với phương Tây.

Reagan và Gorbachev trong cuộc họp thượng đỉnh đầu tiên tại một ngôi nhà bên bờ biển.

Ở mặt trận phía Tây, chính quyền của Tổng thống Mỹ Ronald Reagan có quan điểm cứng rắn chống Liên xô, và thuyết phục các công ty dầu mỏ Ả Rập Xê Út tăng sản lượng.[1] Điều này dẫn tới việc ba lần hạ giá dầu mỏ và dầu lại là nguồn thu chủ yếu từ xuất khẩu của Liên xô.[1] Sau chiến dịch xây dựng quân đội trên diện rộng trước đó của Liên xô, Tổng thống Reagan đã ra lệnh xây dựng một lực lượng quốc phòng thời bình to lớn bên trong Quân đội Mỹ; người Liên xô không phản ứng trước điều này bằng cách xây dựng lực lượng quân sự của riêng mình vì các chi phí quốc phòng, cộng với sự tập thể hoá nông nghiệp trong nước, và nền sản xuất kế hoạch không hiệu quả, đã đặt một gánh nặng cho kinh tế Liên xô. Nền kinh tế nước này đã trì trệ và ở trạng thái tồi tệ trước khi Mikhail Gorbachev người, dù có những nỗ lực cải cách lớn, không thể tái khôi phục sức mạnh của nó.[2] Năm 1985, Reagan và Gorbachev tổ chức cuộc họp "thượng đỉnh" đầu tiên trong bốn cuộc họp của họ, tại Genève, Thuỵ Sĩ. Sau khi bàn luận về chính sách, thực tế, vân vân, Reagan đã mời Gorbachev cùng ông tới một ngôi nhà nhỏ bên bờ biển. Tại đó, hai vị lãnh đạo đã trao đổi với nhau rất lâu, và ra về với thông tin rằng họ đã có kế hoạch về hai (nhanh chóng thành ba) cuộc họp thượng đỉnh nữa.

Cuộc họp thượng đỉnh thứ hai diễn ra năm sau, năm 1986 ngày 11 tháng 10, tại Reykjavík, Iceland. Cuộc gặp gỡ được tổ chức để theo đuổi các cuộc thảo luận về cân bằng các kho tên lửa đạn đạo tầm trung của họ tại châu Âu. Những cuộc thảo luận đã gần đạt tới một sự đột phá về kiểm soát vũ khí hạt nhân, nhưng chấm dứt mà không mang lại thành công bởi Sáng kiến Phòng thủ Chiến lược do Reagan đề xuất và Gorbachev đề nghị huỷ bỏ nó. Kết quả là một cách tiếp cận hai bên về tăng cường hợp tác, cộng với việc tái cơ cấu nền kinh tế Liên xô (perestroika) và dân chủ hoá, cuối cùng khiến Gorbachev không thể nắm được quyền kiểm soát trung ương và ảnh hưởng với các quốc gia thuộc Khối hiệp ước Warsaw.

Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan đọc bài diễn văn nổi tiếng tại Bức tường Berlin tháng 6 năm 1987, trong đó ông kêu gọi Tổng bí thư Liên xô Mikhail Gorbachev "Phá vỡ bức tường này!"

Ngày 12 tháng 6 năm 1987, Reagan thách thức Gorbachev tiến xa hơn với những cuộc cải cách và dân chủ hoá của ông bằng cách phá vỡ Bức tường Berlin. Trong một bài diễn văn tại Cổng Brandenburg gần bức tường, Reagan đã nói:

Tổng bí thư Gorbachev, nếu ông tìm kiếm hoà bình, nếu ông tìm kiếm thịnh vượng cho Liên xô và Đông Âu, nếu ông tìm kiếm tự do hoá, hãy tới đây tại cổng này; Ông Gorbachev, hãy mở cánh cổng này. Ông Gorbachev, phá vỡ bức tường này![3]

Trong khi các nhà lãnh đạo già cả Đông Âu vẫn giữ nhà nước của họ trong khu vực "bình thường hoá", các chính sách cải cách của Gorbachev tại Liên xô đã trở thành sự suy tàn ở ngay điểm trung tâm nhất của hệ thống. Sự bất đồng ngày càng tăng của dân chúng với cuộc Chiến tranh Xô viết tại Afghanistan, và những hậu quả kinh tế xã hội của tai nạn ChernobylUkraina khiến nhiều người ủng hộ các chính sách đó. Tới mùa xuân năm 1989, Liên xô không chỉ có những cuộc tranh luận sôi nổi trên truyền thông, mà còn tổ chức cuộc bầu cử đa ứng cử viên đầu tiên. Lần đầu tiên trong lịch sử gần đây, lực đẩy đòi tự do đã lan từ Tây sang Đông.

Cải cách lan khắp Đông Âu

Khi làn sóng cải cách do Gorbachev khởi xướng lan khắp Khối Đông Âu, các tổ chức mới nổi, như phong trào Công đoàn Đoàn kết tại Ba Lan, nhanh chóng giành được uy tín. Năm 1989, các chính phủ Cộng sản tại Ba Lan và Hungary là những chính phủ đầu tiên đàm phán về việc tổ chức các cuộc bầu cử cạnh tranh. Tại Tiệp KhắcĐông Đức, các cuộc tuần hành đông đảo đã buộc các lãnh đạo Cộng sản phải rời bỏ quyền lực. Các chế độ Cộng sản tại BungaryRomania cũng tan vỡ, tại Romania là sau một cuộc nổi dậy bạo lực. Những lập trường đã thay đổi tới mức Ngoại trưởng Hoa Kỳ James Baker đề xuất rằng chính phủ Hoa Kỳ không nên phản đối việc Liên xô can thiệp vào Romania, đứng về phía đối lập, đề ngăn chặn một cuộc đổ máu.[4] Làn sóng thay đổi lên tới đỉnh điểm với sự sụp đổ của Bức tường Berlin tháng 11 năm 1989, là biểu tượng của sự sụp đổ của các chính phủ Cộng sản Đông Âu và về mặt địa lý đã chấm dứt Bức màn Sắt phân chia châu Âu.

Sự sụp đổ của các chính phủ Đông Âu với sự thoả thuận ngầm không can thiệp của Gorbachev đã khuyến khích nhiều nước cộng hoà thuộc Liên xô tìm kiếm sự độc lập lớn hơn khỏi Moskva. Các phong trào vì độc lập tại các quốc gia vùng Baltic khiến đầu tiên là Litva, và sau đó là Estonia cùng Latvia, tuyên bố độc lập. Sự bất bình của những nước cộng hoà khác được thoả mãn bằng các hứa hẹn phi tập trung lớn hơn. Nhiều cuộc bầu cử tự do khác khiến những ứng cử viên phản đối quyền cai trị của Đảng Cộng sản lên nắm các chức vụ.

Trong một nỗ lực ngăn chặn những thay đổi nhanh chóng với hệ thống, một nhóm những người Xô viết theo đường lối cứng rắn, với đại diện là Phó thổng thống Gennady Yanayev đã tung ra một cuộc đảo chính nhằm lật đổ Gorbachev vào tháng 8 năm 1991. Tổng thống Nga Boris Yeltsin kêu gọi nhân dân và đa số lực lượng quân đội chống lại đảo chính và cuộc đảo chính đã thất bại. Dù được khôi phục chức vụ, quyền lực của Gorbachev đã trở nên suy yếu rất nhiều. Vào tháng 9, các nước vùng Baltic được trao độc lập. Ngày 1 tháng 12, Ukraina rút khỏi Liên bang Xô viết. Ngày 31 tháng 12 năm 1991 Liên bang Xô viết chính thức giải tán, tan rã trở thành 15 nhà nước riêng biệt.